Môn học cung cấp kiến thức tổng quan về triết học và vai trò của triết học Mác – Lênin trong xã hội. Nội dung bao gồm: chủ nghĩa duy vật biện chứng với các vấn đề về vật chất, ý thức, phép biện chứng và nhận thức; chủ nghĩa duy vật lịch sử với các khái niệm về hình thái kinh tế - xã hội, giai cấp, dân tộc, nhà nước, cách mạng xã hội, ý thức xã hội và triết học về con người.
Trang chủ > Tài liệu học tập > Đại cương > Triết học Mác – Lênin
Xem nhanh nội dung môn học
Tên học phần: Triết học Mác – Lênin
Tổng số tín chỉ: 3
Lý thuyết: 3
Thực hành: 0
Tự học: 6
Chương 1 trình bày những nét khái quát nhất về triết học, triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội. Chương 2 trình bày những nội dung cơ bản của CNDV BC, gồm vất đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của CNDVBC. Chương 3 trình bày những nội dung cơ bản của CNDVLS, gồm vấn đề hình thái kinh tế - xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người
Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:
Về kiến thức: Cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về triết học Mác – Lênin
Về kỹ năng: Xây dựng thể giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng cho việc nhận thức các vấn đề, nội dung các môn học khác.
Về thái độ: Sinh viên phải nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác - Lênin
Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:
Trình bày (hoặc hiểu) được: những kiến thức cơ bản của triết học Mác – Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội.
Giải thích được: những nội dung cơ bản về chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống thực tiễn xã hội hiện nay.
Phân tích được: những vấn đề cơ bản của triết học Mác – Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) biểu hiện trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Từ đó, vận dụng vào tìm hiểu đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước trong thời kỳ quá độ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
1.1. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học
1.2. Triết học Mác - Lênin và vai trò của Triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội
2.1. Vật chất và ý thức
2.2. Phép biện chứng duy vật2.3. Lý luận nhận thức của CNDV biện chứng
3.1. Học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội
3.2. Giai cấp và dân tộc
3.3. Nhà nước và cách mạng xã hội
3.4. Ý thức xã hội
3.5. Triết học về con người
Sinh viên được đánh giá qua các hình thức sau:
Bài tập Thường kỳ: 20% (các bài kiểm tra và bài nhóm).
Kiểm tra Giữa kỳ: 30% ( trắc nghiệm lý thuyết).
Thi Cuối kỳ: 50% ( tự luận lý thuyết).
Lưu ý: kể từ Khóa 18 trở đi hình thức thi Cuối kỳ sẽ là trắc nghiệm
Môn học có liên quan: Đại cương, Tiếng Anh 2, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thẻ tag: #tài liệu học tập, #tài liệu ôn thi, #ôn thi cuối kì, #ôn thi giữa kì, #daicuong, #đại cương, #triet, #triethoc, #Triết học Mác - Lênin