Môn học cung cấp kiến thức về các thành phần của hệ thống máy tính, cách xác định và tối ưu hóa cấu hình để đạt hiệu năng mong muốn. Sinh viên sẽ tìm hiểu chức năng và vai trò của hệ điều hành (OS), làm quen với Windows và Unix, so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa hai hệ điều hành, cũng như đánh giá hiệu năng của máy tính khi chạy trên hai nền tảng này.
Trang chủ > Tài liệu học tập > CNTT > Hệ thống máy tính
Xem nhanh nội dung môn học
Tên học phần: Hệ thống máy tính
Tổng số tín chỉ: 4
Lý thuyết: 3
Thực hành: 1
Tự học: 7
Về kiến thức: Môn học này cung cấp lần lượt các kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động và tổ chức các máy tính số, vấn đề đánh giá hiệu suất, tính toán số học, đường đi của dữ liệu và tín hiệu điều khiển, hệ thống bộ nhớ, giao tiếp với ngoại vi. Kiến trúc các bộ xử lý Intel được sử dụng làm minh họa cho môn học này. Nắm được tổng quan về hệ điều hành, nắm được định thì và các giải thuật định thì. Nắm được quản lý hệ thống file và cấu hình được máy tính.
Về kỹ năng: Có kỹ năng xử lý các tình huống khi máy tính bị hư và kỹ năng làm việc nhóm, Nắm được nguyên lý hoạt động và tổ chức các máy tính số.
Mô tả các thành phần của 1 hệ thống máy tính
Xác định các thành phần của 1 HTMT để đáp ứng 1 hiệu năng cho trước
Xác định các thành phần và chức năng cần thiết của 1 OS
Sử dụng 2 OS thông dụng Windows và Unix
So sánh sự giống và khác nhau của 2 OS Windows và Unix
So sánh hiệu năng của 2 máy tính chạy 2 OS khác nhau
Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:
Mô tả các thành phần của 1 hệ thống máy tính
So sánh hiệu năng của 2 máy tính chạy 2 OS khác nhau
Xác định các thành phần và chức năng cần thiết của 1 OS
Sử dụng 2 OS thông dụng Windows và Unix
1.1. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản
1.2. Nguyên lý họat động
1.3. Phân lọai máy tính
1.4. Lịch sử phát triển máy tính
1.5. Giới thiệu và ứng dụng của mô hình n-Tier
2.1. Bộ xử lý trung tâm
2.2. Pipeline
2.3. Bộ nhớ chính
2.4. Bộ nhớ thứ cấp
2.5. Hệ thống I/O
3.1. Mô hình lập trình của máy tính
3.2. Giới thiệu chức năng và Phân loại tập lệnh
3.3. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 (giới thiệu, tham khảo)
3.4. Giới thiệu tập lệnh và kiến trúc ARM
4.1. Bus systems: ISA, PCI, PCI-E, ATA, and SATA
4.2. COM interface
4.3. HDD, SSD
5.1. Chức năng
5.2. Các thành phần (tập lệnh)
5.2.1. Ví dụ các OS thông dụng: Windows, Linux
6.1. Tổng quan
6.2. Định thì hoạt động: các giải thuật: FIFO, Round Robin, LRU, SRTU
6.3. Thread trên các OS (giới thiệu)
6.4. Xử lý đồng bộ trên các OS: giới thiệu semaphore
7.1. Quản lý bộ nhớ thực: phân trang
7.2. Bộ nhớ ảo: mục tiêu, kỹ thuật quản lý: phân trang on demand, LRU algo
7.3. Bộ nhớ ảo trên các OS: Windows, Linux
7.4. File system: các thành phần (Folder, File, Link), FAT. Index
8.1. Cài đặt OS
8.2. Quản lý Người dùng
8.3. Quản lý ứng dụng, service
8.4. Quản lý File system, phân quyền
Sinh viên được đánh giá qua các hình thức sau:
Kiểm tra giữa kỳ: 30% (bài kiểm tra lý thuyết và thực hành trên máy tính).
Bài tập thường kỳ: 20% (các bài kiểm tra).
Thi cuối kỳ: 50% (Lý thuyết và bài tập).
Môn học có liên quan: CNTT, Hệ cơ sở dữ liệu, Nhập môn ATTT, Cấu trúc rời rạc, Triển khai an ninh hệ thống, Quản trị và bảo trì hệ thống, Kiến trúc và tích hợp hệ thống
Thẻ tag: #tailieu, #tailieuonthi, #cntt, #hethongmaytinh, #htmt, #fifo, #windows, #os, #ubutun, #mayao