Môn học cung cấp kiến thức về mạng máy tính, giúp sinh viên phân biệt các thành phần, giao thức truyền thông theo tầng, hiểu nguyên lý hoạt động của thiết bị mạng, các giao thức cơ bản và cơ chế định tuyến gói tin.
Trang chủ > Tài liệu học tập > CNTT > Mạng máy tính
Xem nhanh nội dung môn học
Tên học phần: Mạng máy tính
Tổng số tín chỉ: 3
Lý thuyết: 3
Thực hành: 0
Tự học: 6
Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức ngắn gọn và rõ ràng về mạng máy tính: phân biệt được các thành phần và giao thức truyền thông trên mạng theo từng tầng, giải thích được nguyên lý vận hành của các thiết bị trong mạng, các giao thức cơ bản, cơ chế định đường đi của các gói tin trong mạng
Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:
Phân biệt được các thành phần cấu thành một hệ thống mạng máy tính, các mặt ứng dụng của mạng máy tính trong thực tế
Diễn đạt được sự liên hệ của 1 quá trình truyền thông tin trên mạng trong mô hình OSI, họ giao thức TCP/IP
Giải thích được được nguyên lý vận hành của các thiết bị kết nối mạng như: Hub, Bridge, Switch, Router, modem, Access point … và các phương tiện truyền dẫn như cáp đồng, cáp quang,...
Giải thích được nguyên lý hoạt động của các giao thức cơ bản trong protocol stack TCP/IP như : DHCP, DNS, HTTP, SMTP, FTP, TCP, UDP, IP, ARP …
Giải thích được cơ chế định tuyến và chuyển mạch trong hệ thống mạng
Đọc, hiểu và tổng hợp được các kiến thức nguồn tài liệu liên quan đến mạng máy tính cơ bản.
Xây dựng bài thuyết trình theo nhóm
Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:
So sánh và đối chiếu(phân biệt) mô hình OSI và Internet (TCP/IP) khi áp dụng cho các giao thức truyền thông hiện đại, mạng thực tế
Phân biệt được chức năng các thành phần cơ bản và các phương tiện truyền thông của mạng LAN và WAN
Nêu được một số đặc tính kỹ thuật của một số loại cáp truyền dẫn
Phân biệt được mô hình peer2peer và client-server
Giải được bài toán về phát hiện lỗi và sửa lỗi dữ liệu (CRC, Hamming)
1.1. Giới thiệu về mạng máy tính
1.2. Mô hình OSI
1.3. Mô hình TCP/IP
2.1. Vai trò
2.2. Chức năng
2.3. Cơ chế biến đổi tín hiệu
2.4. Môi trường truyền
2.5. Các thiết bị thông dụng
3.1. Vai trò
3.2. Chức năng: Kiểm soát lỗi truyền Sửa lỗi (CRC, Hamming)
3.3. Các phương thức kết nối
3.4. Các giao thức liên kết chuẩn HDLC (High level Data Link Control) Internet (PPP)
3.5. Các thiết bị thông dụng của tầng liên kết dữ liệu
4.1. Vai trò
4.2. Chức năng: Định địa chỉ: địa chỉ logic Phân gói tin Định đường đi
4.3. Định địa chỉ đ/c IP: lớp đ/c, đ/c mạng LAN/WAN chia subnet VLSM đ/c IP v6 (tuỳ chọn)
4.4. Định đường đi Cách thức định đường đi Bảng đường đi, defaultgateway Định tuyến tĩnh/ Địnhtuyến động
5.1. Vai trò
5.2. Chức năng: Truyền tin giữa các ứng dụng, đ/c dịch vụ (socket) Phân gói tin: stream, datagram
5.3. Cách thức truyền Các kiểu: kết nối, không kết nối
5.4. UDP
5.5. TCP
5.6. Lý do chọn giao thức UDP hay TCP
6.1. Các mô hình ứng dụng peer2peer client-server
6.2. Các dịch vụ cơ bản trên mạng máy tính Hạ tầng: DHCP, DNS File: FTP Web: HTTP Email: SMTP, POP3,IMAP
7.1. Giới thiệu
7.2. Một số giao thức: 6LoWPAN, IEEE 802.15.x
Sinh viên được đánh giá qua các hình thức sau:
Kiểm tra giữa kỳ: 30% (lý thuyết).
Bài tập thường kỳ: 20% (các bài kiểm tra).
Thi cuối kỳ: 50% (lý thuyết).
Môn học có liên quan: CNTT, Cấu trúc rời rạc, Hệ cơ sở dữ liệu, Lập trình CNTT trong Java, Hệ thống máy tính
Thẻ tag: #tài liệu học tập, #tài liệu ôn thi, #ôn thi cuối kì, #ôn thi giữa kì, #cntt, #mmt, #Mạng máy tính,#networking, #IPv4. #IPv6