Chương trình gồm 6 chương, cung cấp kiến thức về Kinh tế chính trị Mác – Lênin, từ cơ sở lý luận đến ứng dụng thực tiễn. Nội dung chính gồm: hàng hóa, thị trường, giá trị thặng dư, cạnh tranh, kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, cách mạng công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trang chủ > Tài liệu học tập > Đại cương > Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Xem nhanh nội dung môn học
Tên học phần: Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Tổng số tín chỉ: 2
Lý thuyết: 2
Thực hành: 0
Tự học: 4
Nội dung chương trình gồm 6 chương: Trong đó, chương 1 bàn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Từ chương 2 đến chương 6 trình bày nội dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin theo mục tiêu môn học. Cụ thể các vấn đề như: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; Giá trị thặng dư và quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; Cách mạng công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình phát triển của Việt Nam.
Sinh viên phải học xong (A) (hoặc học song hành (C)) học phần Triết học Mác – Lênin (2112012).
Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:
Một là, trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ năng, tư duy, phẩm chất người học, tính liên thông, khắc phục trùng lắp, tăng cường tích hợp và giảm tải, lược bớt những nội dung không còn phù hợp hặc những nội dung mang tính kinh viện.
Hai là, trên cơ sở đó hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội và góp phần giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp trong vị trí việc làm và cuộc sống sau khi ra trường.
Ba là, góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với sinh viên.
Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:
Trình bày (hoặc hiểu) được: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của Kinh tế chính trị Mác – Lênin và những kiến thức cơ bản, cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin (Hàng hóa, thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; Cách mạng công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.)
Giải thích được: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của Kinh tế chính trị Mác – Lênin và những nội dung cơ bản của kinh tế chính trị Mác – Lênin về: Hàng hóa, thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; Cách mạng công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
Phân tích được: những vấn đề cơ bản của môn kinh tế chính trị Mác- Lênin biểu hiện ở lĩnh vực kinh tế trong đời sống xã hội như: Hàng hóa, thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; Cách mạng công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.). Từ đó, vận dụng vào việc tìm hiểu đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác - Lênin
1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin
1.3. Chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin trong phát triển
2.1. Lý luận của c. Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa
2.2. Thị trường và nền kinh tế thị trường
2.3. Vai trò của một số chủ thể tham gia thị trường
3.1. Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư
3.2. Tích lũy tư bản
3.3. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
4.1. Cạnh tranh ở cấp độ độc quyền trong nền kinh tế thị trường
4.2. Lý luận của V.I.Lênin về các đặc điểm của độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
4.3. Biểu hiện mới của độc quyền, độc quyền nhà nước trong điều kiện ngày nay; vai trò lịch sử của CNTB
5.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
5.2. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
5.3. Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
6.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
6.2. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Sinh viên được đánh giá qua các hình thức sau:
Bài tập thường kỳ: 20% (các bài kiểm tra và bài nhóm).
Kiểm tra giữa kỳ: 30% ( trắc nghiệm lý thuyết).
Thi cuối kỳ: 50% ( tự luận lý thuyết).
Lưu ý: kể từ Khóa 18 trở đi hình thức thi Cuối kỳ sẽ là trắc nghiệm
Môn học có liên quan: Đại cương, Triết học Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Pháp luật đại cương, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Thẻ tag: #tài liệu học tập, #tài liệu ôn thi, #ôn thi cuối kì, #ôn thi giữa kì, #daicuong, #đại cương, #ktct, #Kinh tế chính trị Mác - Lênin