Môn học trang bị kiến thức về lý thuyết đồ thị và ứng dụng thực tế, giúp sinh viên mô hình hóa và giải quyết bài toán hiệu quả. Nội dung gồm các khái niệm cơ bản về đồ thị, biểu diễn đồ thị trên máy tính, và các thuật toán như cây khung nhỏ nhất, đường đi ngắn nhất, và luồng cực đại.
Trang chủ > Tài liệu học tập > CNTT > Lý thuyết đồ thị
Xem nhanh nội dung môn học
Tên học phần: Lý thuyết đồ thị
Tổng số tín chỉ: 3
Lý thuyết: 3
Thực hành: 0
Tự học: 6
Môn học này sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức:
Tổng quan về lý thuyết đồ thị.
Đồ thị Euler và đồ thị Hamilton.
Cây và cây khung bé nhất. Bài toán đường đi ngắn nhất.
Bài toán luồng cực đại trong mạng.
Sinh viên được trang bị kiến thức toán phục vụ chuyên ngành Tin học
Sinh viên có thể sử dụng mô hình lý thuyết đồ thị để mô hình hóa vấn đề bài toán thực tế một cách hiệu quả.
Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:
Trình bày được các khái niệm cơ bàn về đồ thị : Các dạng đơn đồ thị đặc biệt, biểu diễn đồ thị bằng máy tính, đẳng cấu, đồ thị phẳng, liên thông, duyệt đồ thị.
Xác định đúng đồ thị Euler, đồ thị Hamilton.
Giải đúng bài toán cây khung nhỏ nhất trên đồ thị vô hướng.
Giải đúng bài toán đường đi ngắn nhất trên đồ thị.
Áp dụng đúng thuật toán Ford Fulkerson tìm được luồng cực đại trên mạng.
1.1. Một số định nghĩa
1.2. Bậc của một đỉnh
1.3. Đường đi, chu trình, đồ thị liên thông
1.4. Một số dạng đơn đồ thị đặc biệt, đồ thị phân đôi, phân đôi đầy đủ
1.5. Biểu diễn đồ thị trên máy tính
1.6. Sự đẳng cấu và tính liên thông
1.7. Đồ thị phẳng và bài toán tô màu đồ thị
1.8. Các thuật toán tìm kiếm trên đồ thị và ứng dụng
2.1. Đồ thị Euler
2.2. Đồ thị Hamilton
3.1. Định nghĩa và các tính chất cơ bản
3.2. Cây khung của đồ thị
3.3. Bài toán cây khung bé nhất – Thuật toán Kruskal & Prim
4.1. Các khái niệm mở đầu
4.2. Đường đi ngắn nhất xuất phát từ một đỉnh- thuật toán Ford-Bellman
4.3. Trường hợp ma trận trọng số không âm – thuật toán Dijkstra
4.4. Đường đi ngắn nhất giữa tất cả các tập đỉnh – thuật toán Floyd
5.1. Mạng, luồng trong mạng, bài toán luồng cực đại trong mạng
5.2. Mạng thặng dư, đường tăng luồng, định lý FordFulkerson
5.3. Thuật toán tìm luồng cực đại trong mạng
Sinh viên được đánh giá qua các hình thức sau:
Kiểm tra giữa kỳ: 30% (lý thuyết).
Bài tập thường kỳ: 20% (các bài kiểm tra).
Thi cuối kỳ: 50% (lý thuyết).
Môn học có liên quan: CNTT, Cấu trúc rời rạc, Hệ cơ sở dữ liệu, Lập trình CNTT trong Java, Hệ thống máy tính
Thẻ tag: #tài liệu học tập, #tài liệu ôn thi, #ôn thi cuối kì, #ôn thi giữa kì, #cntt, #lythuyetdothi, #đường đi ngắn nhất, #thuật toán