Môn học cung cấp kiến thức nền tảng về logic toán học, bao gồm phép tính mệnh đề, quy tắc suy diễn, và nguyên lý quy nạp. Sinh viên được trang bị các kỹ thuật đếm tổ hợp, hiểu rõ quan hệ toán học, và ứng dụng đại số Boole trong tối ưu hóa hàm logic thông qua biểu đồ Karnaugh.
Trang chủ > Tài liệu học tập > CNTT > Cấu trúc rời rạc
Xem nhanh nội dung môn học
Tên học phần: Cấu trúc rời rạc
Tổng số tín chỉ: 3
Lý thuyết: 3
Thực hành: 0
Tự học: 6
Cơ sở logic: phép tính mệnh đề, dạng mệnh đề, quy tắc suy diễn, vị từ và lượng từ, nguyên lý quy nạp. Phương pháp đếm: tập hợp, ánh xạ, phép đếm, giải tích tổ hợp, nguyên lý Dirichlet. Quan hệ: tính chất của quan hệ, quan hệ tương đương, quan hệ thứ tự. Đại số Boole: đại số Boole, hàm Boole, mạng các cổng và công thức đa thức tối tiểu, phương pháp biểu đồ Karnaugh, để tối tiểu hàm Boole.
Diễn đạt và mô hình hóa được các vấn đề thực tế bằng cấu trúc rời rạc.
Hiểu biết và tính toán được các bài toán trên cấu trúc logic : logic mệnh đề và logic vị từ.
Tính toán được trên các cấu trúc tổ hợp rời rạc như tập hợp, ánh xạ bằng phép đếm và giải tích tổ hợp. Giải được một số loại bài toán hệ thức đệ quy tuyến tính cấp ≤ 2.
Hiểu biết về các loại quan hệ tương đương, thứ tự trên tập hợp và xác định các tính chất của chúng.
Hiểu biết về đại số Boole và sử dụng được phương pháp biểu đồ Karnaugh để tìm công thức đa thức tối tiểu hàm Boole có số biến ≤ 4.
Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:
Diễn đạt và mô hình hóa các vấn đề thực tế bằng cấu trúc rời rạc.
Hiểu biết và tính toán được các bài toán trên cấu trúc logic: logic mệnh đề và logic vị từ.
Tính toán được trên các cấu trúc tổ hợp rời rạc như tập hợp, ánh xạ bằng phép đếm và giải tích tổ hợp. Giải được một số loại bài toán hệ thức đệ quy tuyến tính cấp ≤ 2.
Hiểu biết về các loại quan hệ tương đương, thứ tự trên tập hợp và xác định các tính chất của chúng.
Hiểu biết về đại số Boole và sử dụng được phương pháp biểu đồ Karnaugh để tìm công thức đa thức tối tiểu hàm Boole có số biến ≤ 4.
1.1 Phép tính mệnh đề
1.2 Dạng mệnh đề
1.3 Quy tắc suy diễn
1.4 Vị từ và lượng từ
1.5 Nguyên lý quy nạp
2.1 Tập hợp
2.2 Ánh xạ
2.3 Phép đếm
2.4 Giải thích tổ hợp
2.5 Kỹ thuật đếm cao cấp
3.1 Định nghĩa quan hệ
3.2 Tính chất của quan hệ
3.3 Quan hệ tương đương
3.4 Quan hệ thứ tự
4.1 Đại số Boole
4.2 Hàm Boole
4.3 Mạng các cổng và công thức đa thức tối tiểu
4.4 Tối tiểu hóa hàm Boole
Sinh viên được đánh giá qua các hình thức sau:
Kiểm tra giữa kỳ: 30% (bài kiểm tra lý thuyết).
Bài tập thường kỳ: 20% (các bài kiểm tra).
Thi cuối kỳ: 50% (Tự luận lý thuyết và bài tập).
Môn học có liên quan: CNTT, Hệ cơ sở dữ liệu, Hệ quản trị CSDL, Lý thuyết đồ thị, Toán cao cấp 1, Toán cao cấp 2, Mạng máy tính
Thẻ tag: #tailieu, #tailieuonthi, #cntt, #cautrucroirac, #ctrr, #toanroirac, #boolean, #hethuchoiquy, #ctrr