Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, gắn với thực tiễn tại Việt Nam. Nội dung bao gồm: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Hình sự, cùng pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo quy định mới.
Trang chủ > Tài liệu học tập > Đại cương > Pháp luật đại cương
Xem nhanh nội dung môn học
Tên học phần: Pháp luật đại cương
Tổng số tín chỉ: 2
Lý thuyết: 2
Thực hành: 0
Tự học: 4
Học phần bao gồm những vấn đề cơ bản nhất, chung nhất về nhà nước và pháp luật, đồng thời có sự liên hệ với nhà nước và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó, học phần còn có những nội dung về pháp luật chuyên ngành bao gồm: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Hình sự và bổ sung thêm một nội dung mới theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và đào tạo là Pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Học phần học trước (A): Sinh viên phải học xong các học phần Triết học Mác - Lênin (2112012); Kinh tế chính trị Mác - Lênin (2112013); Chủ nghĩa xã hội khoa học (2112014).
Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:
Giúp cho sinh viên có sự hiểu biết và nắm bắt một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật nói chung, các ngành luật cụ thể của hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng
Giúp sinh viên có điều kiện thuận lợi hơn khi tiếp cận với các môn học khác có liên quan đến pháp luật
Giúp sinh viên xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của mỗi cá nhân.Trên cơ sở đó giúp mỗi cá nhân hình thành nên ý thức và thói quen xử sự phù hợp với qui định của pháp luật
Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:
Trình bày được những kiến thức cơ bản về nhà nước, pháp luật nói chung; Nhà nước và pháp luật nước Cộng hoà XHCNVN nói riêng.
Giải thích được những vấn đề lý luận chung về nhà nước, pháp luật và những chế định cơ bản của một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Vận dụng được những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật Việt Nam để giải quyết các tình huống cụ thể góp phần thực hiện kỷ luật học đường, kỷ cương xã hội.
1.1 Nguồn gốc nhà nước và bản chất nhà nước
1.2 Thuộc tính của nhà nước
1.3 Chức năng của nhà nước
1.4 Kiểu và hình thức nhà nước
2.1 Nguồn gốc và bản chất pháp luật
2.2 Thuộc tính cơ bản của pháp luật
2.3 Chức năng, vai trò của pháp luật
2.4 Quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác
2.5 Kiểu và hình thức pháp luật
3.1 Quy phạm pháp luật
3.2 Văn bản quy phạm pháp luật
4.1 Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật
4.2 Thành phần quan hệ pháp luật
4.3 Sự kiện pháp lý
5.1 Thực hiện pháp luật
5.2 Vi phạm pháp luật
5.3 Trách nhiệm pháp lý
6.1 Khái quát về hệ thống pháp luật
6.2 Luật Hiến pháp – Luật Hành chính
6.3 Luật Dân sự - Luật Tố tụng Dân sự
6.4 Luật Hình sự - Luật Tố tụng Hình sự
6.5 Luật Lao động
6.6 Luật Hôn nhân và Gia đình
7.1 Những vấn đề chung về tham nhũng và phòng chống tham nhũng
7.2 Các biện pháp phòng chống tham nhũng
7.3 Trách nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng
Sinh viên được đánh giá qua các hình thức sau:
Bài tập thường kỳ: 20% (Các bài kiểm tra và bài nhóm).
Kiểm tra giữa kỳ: 30% (Tự luận/Tiểu luận).
Thi cuối kỳ: 50% (Trắc nghiệm).
Ngành luật - một số luật liên quan
Môn học có liên quan: Đại cương, Triết học Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Thẻ tag: #tài liệu học tập, #tài liệu ôn thi, #ôn thi cuối kì, #ôn thi giữa kì, #daicuong, #đại cương, #pldc,, #Pháp luật đại cương