Môn học này cung cấp cho sinh viên về tính cần thiết của an toàn hệ thống thông tin đối với tổ chức, cá nhân và xã hội; các bài toán an toàn thông tin cơ bản, cùng các kỹ thuật để giải quyết chúng như mã hóa, chữ ký điện tử, hàm băm và mã chứng thực,...Từ đó người học hiểu được các giao thức bảo mật và vận dụng trong các hệ thống thông tin an toàn.
Trang chủ > Tài liệu học tập > CNTT > Nhập môn an toàn thông tin
Xem nhanh nội dung môn học
Tên học phần: Nhập môn an toàn thông tin
Tổng số tín chỉ: 3
Lý thuyết: 3
Thực hành: 0
Tự học: 6
Môn học này sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về an toàn thông tin, các mối nguy hại đến an toàn thông tin, một số phương pháp cơ bản để phòng chống tấn công an toàn thông tin cũng như một số cơ chế/giao thức (mã hóa, hàm băm, chữ ký điện tử, xác thực, điều khiển truy cập và hệ thống quản lý an toàn thông tin) để thiết lập và nâng cao tính an toàn thông tin của một tổ chức/cá nhân. Ngoài ra, cũng trang bị cho sinh viên một vấn đề pháp lý liên quan đến an toàn thông tin.
Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:
Môn học này cung cấp cho sinh viên về tính cần thiết của an toàn hệ thống thông tin đối với tổ chức, cá nhân và xã hội; các bài toán an toàn thông tin cơ bản, cùng các kỹ thuật để giải quyết chúng như mã hóa, chữ ký điện tử, hàm băm và mã chứng thực,...Từ đó người học hiểu được các giao thức bảo mật và vận dụng trong các hệ thống thông tin an toàn.
Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:
Giải thích được sự cần thiết của an toàn HTTT đối với cá nhân, tổ chức và xã hội
Nhận dạng được các mối đe dọa ảnh hưởng đến ATTT của một tổ chức/cá nhân
Áp dụng được một số lý thuyết toán trong các hệ mật mã
Giải thích được các khái niệm cơ bản về An toàn thông tin, hệ mã hóa
Mô tả được cơ chế/giao thức để thiết lập và nâng cao tính an toàn thông tin cho một tình huống cụ thể
Giải thích một số vấn đề pháp lý liên quan đến an toàn HTTT
1.1. Thông tin và an toàn thông tin
1.2. Tầm quan trọng an toàn thông tin đối với xã hội/doanh nghiệp/cá nhân
1.3. Các bước cơ bản để đảm bảo an toàn thông tin
2.1. Luật CNTT
2.2. Luật sở hữu trí tuệ
2.3. Luật Giao dịch điện tử
2.4. Luật An minh mạng
3.1. Các khái niệm cơ bản
3.2. Các mối đe dọa (Threads) và rủi ro (Risks)
3.3. Các phương pháp tấn công
3.4. Mã độc và các phòng chống mã độc
4.1. Các khái nệm cơ bản
4.2. Tầm quan trọng của chính sách an toàn thông tin đối với doanh nghiệp/cá nhân
4.3. Các bước triển khai một chính sách an toàn thông tin
5.1. Khái niệm cơ bản
5.2. Mã hóa khóa bí mật
5.3. Mã hóa khóa công khai
5.4. Hàm băm
6.1. Các khái niệm cơ bản
6.2. Quy trình tạo chữ ký điện tử
6.3. Ứng dụng của chữ ký điện tử trong thực tế
7.1. Các khái niệm cơ bản
7.2. Các phương pháp chứng thực
7.3. Các phương pháp điều khiển truy cập
8.1. Hệ thống quản lý an toàn thông tin là gì?
8.2. Lợi ích gì khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin
8.3. Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 là gì?
8.4. Các bước triển khai ISMS dựa trên tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 - Chứng chỉ an toàn bảo mật thông tin
8.5. Tình hình triển khai ISMS ở Việt Nam
Sinh viên được đánh giá qua các hình thức sau:
Kiểm tra giữa kỳ: 30% (lý thuyết).
Bài tập thường kỳ: 20% (các bài kiểm tra và bài nhóm).
Thi cuối kỳ: 50% (lý thuyết).
Một số luật và nghị định
Môn học có liên quan: CNTT, Cấu trúc rời rạc, Hệ cơ sở dữ liệu, Lập trình CNTT trong Java, Hệ thống máy tính
Thẻ tag: #tài liệu học tập, #tài liệu ôn thi, #ôn thi cuối kì, #ôn thi giữa kì, #cntt, #nmattt, #Nhập môn an toàn thông tin, #hàm băm, #chữ ký số, #an toàn thông tin mạng, #RSA