Môn học cung cấp kiến thức về tích hợp hệ thống, giúp sinh viên nắm vững kỹ năng xác định yêu cầu, lập kế hoạch, kiểm tra và bảo trì hệ thống, đồng thời xây dựng bảng câu hỏi và lựa chọn thành phần phù hợp với từng đối tượng người dùng.
Trang chủ > Tài liệu học tập > CNTT > Kiến trúc và tích hợp hệ thống
Xem nhanh nội dung môn học
Tên học phần: Kiến trúc và tích hợp hệ thống
Tổng số tín chỉ: 3
Lý thuyết: 2
Thực hành: 1
Tự học: 5
Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về các mô hình tích hợp hệ thống, giúp sinh viên hiểu và áp dụng các giải pháp phù hợp trong những bối cảnh cụ thể. Sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng xây dựng, kiểm tra và bảo trì các hệ thống tích hợp hiệu quả.
Sử dụng thành thạo công cụ để biểu diễn giải pháp tích hợp.
Xác định timeline cho dự án tích hợp hệ thống.
Xác định phương pháp kiểm tra hệ thống hiệu quả.
Xác định nguồn lực cần thiết để xây dựng hệ thống.
Xác định yêu cầu người dùng dựa trên hệ thống có sẵn.
Mô tả các yếu tố quan trọng trong bảo trì hệ thống tích hợp.
Giải thích thành phần chính của kế hoạch dự án.
Lựa chọn thành phần phù hợp với yêu cầu người dùng.
Xây dựng bảng câu hỏi phù hợp với từng nhóm người dùng.
Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:
Xác định các cách kiểm tra hệ thống
Xác định được yêu cầu người dùng khi phát triển hệ thống dựa trên 1 hệ thống có sẵn
Phân rã các yêu cầu để xác định được tài nguyên cần có trong việc xây dựng hệ thống
Chọn lựa các thành phần đáp ứng các yêu cầu người dùng trong hệ thống tích hợp
1.1. Yêu cầu người dùng
1.2. Use Case trong mô hình yêu cầu
1.3. Use Case và kiểm thử hệ thống
2.1. Xây dựng và mua phần mềm/phần cứng
2.2. Nội nguồn và ngoại nguồn
2.3. Kiểm thử và đánh giá
2.4. Yêu cầu đề xuất (RFP)
2.5. Lợi ích và hạn chế của RFP.
2.6. Phân tích và đề xuất sản phẩm từ RFP.
3.1. Giới thiệu kiến trúc hệ thống.
3.2. Mô hình quan điểm kiến trúc.
3.3. Mô hình SOA.
3.4. Kiến trúc ITIL.
3.5. Tích hợp thành phần và nền tảng trung gian.
3.6. Yếu tố lựa chọn nền tảng tích hợp.
3.7. Phương pháp “Wrapper” trong tích hợp.
3.8. Kho dữ liệu (Data Warehouse).
4.1. Giới thiệu quản lý dự án.
4.2. Quy trình quản lý dự án.
4.3. Biểu đồ Gantt trong quản lý dự án.
5.1. Tiêu chuẩn kiểm thử
5.2. Kiểm thử khả năng sử dụng.
5.3. Kiểm thử chấp nhận (Acceptance Test).
Sinh viên được đánh giá qua các hình thức sau:
Kiểm tra giữa kỳ: 30% (lý thuyết).
Bài tập thường kỳ: 20% (các bài kiểm tra và bài thực hành).
Thi cuối kỳ: 50% (Lý thuyết).
Môn học có liên quan: CNTT, Xác định yêu cầu hệ thống, Hệ thống máy tính, Triển khai an ninh hệ thống, Hệ cơ sở dữ liệu, Quản trị và bảo trì hệ thống
Thẻ tag: #tailieu, #tailieuonthi, #cntt, #kientructichhop, #kientrucvatichhophethong, #userneed, #testing, #ktthht, #usecase