Học phần gồm 4 chương: Nhập môn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu Lịch sử Đảng; chương 1 nói về Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng (1930–1945); chương 2 về kháng chiến thống nhất đất nước (1945–1975); chương 3 về đổi mới và xây dựng CNXH (1975–2018).
Trang chủ > Tài liệu học tập > Đại cương > Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Xem nhanh nội dung môn học
Tên học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tổng số tín chỉ: 2
Lý thuyết: 2
Thực hành: 0
Tự học: 4
Học phần gồm 4 chương, bao gồm chương Nhập môn, 03 chương nội dung và phần kết luận. Cụ thể: Chương Nhập môn bàn về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; chương 1, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945); chương 2, Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến giành độc lập hoàn toàn, thống nhất đất nước (1945 - 1975); chương 3, Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975 - 2018).
Học phần học trước (A): Sinh viên phải học xong các học phần Triết học Mác - Lênin (2112012); Kinh tế chính trị Mác - Lênin (2112013); Chủ nghĩa xã hội khoa học (2112014).
Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:
Trang bị cho sinh viên những tri thức có tính hệ thống về quá trình ra đời, lãnh đạo Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, sinh viên hiểu rõ chủ trương, đường lối, cương lĩnh và quá trình lãnh đạo, thực hiện đổi mới, đưa cả nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
Trên cơ sở trang bị tri thức về lịch sử Đảng, giúp sinh viên nhận thức đúng đắn thực tiễn lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó nâng cao lòng tự hào, niềm tin của sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Trang bị cho sinh viên phương pháp tư duy khoa học về lịch sử, kỹ năng lựa chọn tài liệu và khả năng vận dụng nhận thức lịch sử vào công tác thực tiễn, phê phán quan niệm sai trái về lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:
Trình bày được: Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Những kiến thức cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, thống nhất đất nước (1930 - 1975) và lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975 - 2018)
Giải thích được: Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Những kiến thức cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, thống nhất đất nước (1930 - 1975) và lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975 - 2018)
Phân tích được: Những kiến thức về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, thống nhất đất nước (1930 - 1975) và lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975 - 2018), từ đó vận dụng những tri thức về sự lãnh đạo của Đảng vào thực tiễn cuộc sống.
0.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
0.2. Chức năng, nhiệm vụ của môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
0.3. Phương pháp nghiên cứu, học tập môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
0.4. Mục đích, yêu cầu của môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
1.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (tháng 2/1930)
1.2. Lãnh đạo quá trình đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945)
2.1. Lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)
2.2. Lãnh đạo xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975)
3.1. Đảng lãnh đạo cả nước xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1986)
3.2. Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế (từ 1986 đến nay)
Sinh viên được đánh giá qua các hình thức sau:
Bài tập thường kỳ: 20% (các bài kiểm tra và bài nhóm).
Kiểm tra giữa kỳ: 30% ( trắc nghiệm lý thuyết).
Thi cuối kỳ: 50% ( tự luận lý thuyết).
Lưu ý: kể từ Khóa 18 trở đi hình thức thi Cuối kỳ sẽ là trắc nghiệm
Đề cương
Liên hệ
Môn học có liên quan: Đại cương, Triết học Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Thẻ tag: #tài liệu học tập, #tài liệu ôn thi, #ôn thi cuối kì, #ôn thi giữa kì, #daicuong, #đại cương, #lsd, #LSDCSVN, #Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam